Gian hàng tổng công ty Cao Su Đồng Nai trưng bày sản phẩm tại hội nghị
Tình hình xuất nhập khẩu ngành cao su năm 2024
Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su ước đạt gần 8,9 tỷ USD, tăng
17,7% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su ước đạt 10,2 tỷ USD, trong đó SPCS ước đạt 4,6 tỷ, CSTN khoảng 3,1 tỷ và gỗ cao su khoảng 2,5 tỷ.
Bên cạnh đó, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu toàn ngành trong 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt gần 3,6 tỷ USD, trong đó, lớn nhất là SPCS với kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tiếp đó là CSTN (1,5 tỷ USD) và gỗ cao su (48,5 triệu USD).
Thị trường: Hoa Kỳ vẫn là thị trường trọng điểm xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Thị trường: Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu sản phẩm cao su nhiều nhất, với kim ngạch ước đạt 656,5 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ 2023
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, ngành cao su Việt Nam cùng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là trong bối cảnh Quy định không phá rừng của Liên minh châu A (EUDR) yêu cầu các sản phẩm, bao gồm cao su, nhập khẩu vào EU phải tuân thủ nghiêm ng các quy định vé bảo vệ môi trường, không gây mất rừng, và phải đáp ứng các yêu cầu pháp của quốc gia sản xuất. Đây là một bài toán nan giải đối với ngành cao su Việt Nam, vốn đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững trên thị trường quốc tế.
Vai trò của thị trường EU
Chỉ tính riêng trong 10 tháng 2024, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành bao gồm CSTN, SPCS và gỗ cao su của Việt Nam ước đạt 8,9 tỷ USD, EU chiếm 6,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su với giá trị ước đạt 587,6 triệu USD và chỉ đứng sau thị trường Hoa Kỳ.
Tại hội thảo, giáo sư Adelegan, Tổng thư ký Nhóm nghiên cứu cao su quốc tế (ISG), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc và đảm bảo tính bền vững trong sản xuất. "Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, cần chú trọng nâng cao chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để tuân thủ yêu cầu khắt khe của EU. Việc tuân thủ các quy định này sẽ giúp ngành cao su Việt Nam phát triển bền vững", ông Adelegan cho biết.
Có thể thấy, tuy không phải thị trường xuất khẩu dẫn đầu của toàn ngành cao su Việt Nam, EU vẫn là khách hàng quan trọng đối với các nhóm ngành CSTN, sản phẩm cao su, gỗ và, sản phẩm gỗ cao su. EU cũng là thị trường khó tính, tuy nhiên đây là thị trường có sức mua cao, thị trường tiềm năng lớn và đặc biệt khi có một FTA tiềm năng và hiệu quả như là EVFTA, EU trở thành một thị trường rất hấp dẫn dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, việc đánh giá về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong đáp ứng EUDR nhằm xây dựng định hướng thích ứng là điều cần thiết.
An Bình